Ba kích

Giờ làm việc :

  • 8H đến 17H30 hàng ngày ( chủ nhật 8H đến 12H )
  • Gọi điện trước khi đến cửa hàng

Ba kích được rất nhiều người dùng ca ngợi về tác dụng thần kỳ của cây ba kích khi ngâm rượu uống. Tuy nghiên vị thuốc này không được đánh giá cao vì còn nhiều người e sợ về phần lõi của nó. để hiểu hơn và dùng ba kích một cách hiệu quả của cây thuốc này thì các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về “Ba kích” nhé. Dưới đây là bài viết về cây ba kích của Cây thuốc Việt để giúp quý vị có góc nhìn rõ và cụ thể hơn về loại thảo dược quý này.

Ba kích
Ba kích

Ba kích là gì?

Ba kích có rât nhiều tên gọi khác nhau như: dây ruột gà, mã kích, nhàu thuốc, Chẩu, phóng xì, kích thiên. Tên của cây ba kích trong tiếng Anh là: Morinda Officinalis Stow, đây là cây thuộc họ nhà cà phê (loại Rubieceae). Loại cây thảo dược này được tìm thấy mọc hoang ở những vùng miền có đồi núi thấp ở Việt Nam và giáp ranh gần với Trung Quốc như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Cao Bằng.

Cách nhận biết cây ba kích

Loại cây này rất dễ nhận biết bằng mắt thường, đây là loại cây dây leo với thân mảnh kèm theo có lông mịn phát triển tập trung tại các vùng miền núi Bắc Bộ. Lá cây có hình bầu dục luôn tạo thành các lóng thân dài 5-15 cm. Khi cây nở hoa sẽ có màu trắng sau đó sẽ chuyển thành màu vàng rất đẹp.Ở Việt Nam ba kích có 2 loại sau: ba kích tím và ba kích trắng.

Ba kích tím

Vì sao gọi là ba kích tím vì củ có màu vàng rậm, phần thịt của củ có màu tím tái. có nhiều công dụng thần kỳ trong việc điều trị các bệnh liên quan tới sinh lý ở nam giới, tuy nhiên số lượng còn lại rất ít bởi vì có nhiều công dụng cho nên giá bán của nó khá mắc và số tiền bỏ ra sẽ hoàn toàn xứng đáng với đồng tiền bát gạo. Ba kích tím ngâm rượu thì bạn phải đợi 1-2 tháng thì mới có thể sử dụng được.

Ba kích trắng

Trong khi củ ba kích trắng lại có màu vàng nhạt bên trong phần thịt củ có màu trắng đục. Điều đặc biệt là khi ngâm rượu thì ba kích tím lại cho rượu chuyển sang màu tím và còn ba kích trắng lại không chuyển màu khi ngâm rượu. Không như ba kích tím chỉ chiếm 20% trong tự nhiên thì ba kích trắng lại chiếm với số lượng cao hơn 80% ở trong thiên nhiên. Không một ai có thể phủ nhận lợi ích của nó đem lại cho ta sức khoẻ tuyệt vời cho nên ngày nay rất được nhiều người ưa chuộng nhất. Vì nó có số lượng nhiều được xem là thần dược của người nghèo, bởi giá cả của nó khá rẻ.

ba kích tím
Ba kích tím

Cách thu hái và chế biến

Với tác dụng để làm những bài thuốc vô cùng thần kỳ vào hiệu quả rất cao bởi vì củ sau khi đào lên sẽ được rửa sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, tiếp theo lấy dao để tách phần vỏ với phần thịt của củ ra dùng để ngâm rượu làm thuốc uống .

Thành phần ba kích

Vì sao được nhiều người sử dụng và xem như là một vị thuốc hữu nghiệm bởi có nhiều thành phần bao gồm : Antraglycozid, Anthraquinon, nhựa, acid hữu cơ, vitamin,…Chính vì rất nhiều thành phần dinh dưỡng cao nên có giá trị sử dụng rất tốt cho sức khoẻ con người.

Công dụng của ba kích

Trong y học cổ truyền, đây là cây thuốc nam có vị ngọt, cay, tính nóng. có công dụng bổ thận, tráng dương, trị phong thấp, cường gân cốt… Khi sử dụng ta có thể thấy công dụng tăng lực rất rõ rệt, đặc biệt đối với người cao tuổi, cơ thể ốm yếu… Trong đông y nó còn là cây thuốc quý thường sử dụng để trị yếu sinh lý.

Ba kích ngâm rượu có tác dụng gì?

Đối với mỗi bệnh lý ta cần phải có mỗi phương thức riêng, nào hãy cùng caythuocviet.net tìm hiểu về tác dụng dược liệu này nhé.

Ba kích ngâm rượu có tác dụng gì điều trị liệt dương và tăng cường sinh lý

  • Dùng 3-4kg ba kích với 5kg Ngưu tất (sống) ngâm trong rượu nếp hoặc ngâm cùng 5 đấu rượu, ngâm trong vòng khoảng 2-4 tuần có thể uống sử dụng rượu thuốc.
  • Cách khác: dùng các loại thảo dược như mã kích, ích trí nhân, đỗ trọng, ngũ vị tử, phục linh, ngưu tất, sơn dược, tục đoạn, xà sàng tử, viễn chí mỗi loại 50-100g đem giã nhuyễn hoặc tán thành bột. Mỗi ngày dùng 10-20g pha và uống khi đói sẽ giúp cải thiện nhiều vấn đề sinh lý.

Ba kích ngâm rượu có tác dụng kích thích hệ thống tiêu hoá

  • Sử dụng nhục thung dung, ba kích mỗi loại 50g, cộng thêm Tang phiêu, Sơn dược, Thỏ ty tử, Thục địa, Trầm Hương, Xà sàng tử, Tục đoạn đều lấy 30g, Long cốt thì khoảng 20g, Đỗ trọng sau đó ngâm rượu hoặc tán thành bột trộn mật ong uống. Uống mỗi 2-3 lần/ngày sẽ cải thiện được sức khoẻ.

Ba kích ngâm rượu có tác dụng trị bệnh cao huyết áp

  • Dùng các loại thảo dược sau: ba kích, tri mẫu, tiên mao, dâm dương hoắc, đương quy, hoàng bá mỗi loại khoảng 20g và pha với 500ml nước hoặc ngâm 4l rượu. Đều mỗi ngày 3 lần, uống trong vòng 3-4 tháng.

Ba kích ngâm rượu có tác dụng điều trị xuất tinh sớm

rượu ba kích
Rượu ba kích
  • Ta lấy ba kích, quất hạch, hoàng bá, địa hoàng, lê chi hạch, tỳ giải, linh tử, mộc qua, kim linh tử, trộn các loại thảo dược lại với nhau mỗi loại khoảng 50-100g và ngâm 2-4l trong rượu khoảng 1 tháng thì có thể dùng. Uống mỗi ngày 1 lần.

Ba kích ngâm rượu có tác dụng trị chứng xương khớp

  • Sử dụng như sau: kết hợp các loại ba kích, đương quy, khương hoạt, ngưu tất, sinh khương, thạch lộc, tiêu mỗi loại 10-20g.
  • Thực hiện như sau: đem các nguyên vật liệu giã nhuyễn tiếp theo cho vào bình rượu ngâm khoảng 3-4 lít rượu. Ngâm trong vòng 2 tiếng thì đổ hỗn hợp trên vào nồi đun với lửa nhỏ khoảng 1 tiếng đồng hồ. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần không quá 100ml.

Xem thêm: Hoa hòe có tác dụng trị bệnh viêm khớp

Lõi ba kích có độc không?

Để trả câu hỏi trên mà có khá nhiều người sử dụng quan tâm và tìm hiểu chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn rằng là: “Lõi ba kích” không hề có độc tố mà như một số bài báo lá cải đăng tin. Lõi được dùng để ngâm rượu uống trị rất nhiều bệnh đã được truyền từ ngày xưa từ các cụ thầy thuốc Đông y có danh tiếng. Tuy nhiên nếu để cả lõi ngâm thì sẽ gây ra vị chát cho nên trước khi ngâm rượu người ta sẽ rút lõi của nó ra để ngâm.

Cách rút lõi ba kích

Có 2 cách mà hay dùng để rút lõi:

Cách thứ nhất: Đó là rút lõi bằng tay. Tưởng chừng việc rút lõi bằng tay là điều không thể tuy nhiên việc rút bằng tay cũng không hề khó khăn như các bạn nghĩ. Do việc chỉ trồng cây trong vòng khoảng thời gian ngắn 4-5 năm nên củ của cây rất mềm cộng thêm với ngâm nước sẽ giúp việc tách lõi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng ta cũng có thể sử dụng bằng dao chẻ đôi và lấy dao tách phần vỏ ra.

Cách thứ hai: Rút lõi bằng cách đập ra để rút lõi bên trong. Việc đập như thế này chỉ áp dụng với ba kích rừng vì tuổi thọ cao nên việc rút lõi bằng tay là rất khó, còn về phương pháp đập thì chúng ta cũng giống giã củ gừng hoặc củ giềng. Cho nên việc đập giã để tách lõi ra càng nhuyễn thì việc ngâm rượu uống lại càng ngon hơn.

Tác dụng phụ của ba kích

Vị thuốc này có rất nhiều tác dụng chữa trị bệnh khác nhau, tuy nhiên có rất nhiều bệnh lý không phải uống rượu ngâm ba kích là có thể chữa được đặc biệt là: những người có tiền sử về huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng bởi vì có gây ra những tác dụng không mong muốn. Phụ nữ khi đang mang thai hoặc trẻ em cũng không nên sử dụng rượu ba kích.

Ba kích giá bao nhiêu? Địa chỉ bán bán ba kích?

Nhà thuốc An Quốc Thái chúng tôi hiện nay có bán ba kích tím. Nhà thuốc chúng tôi với tiêu chí an toàn, uy tín và chất lượng nên các sản phẩm của nhà thuốc chúng tôi có uy tín từ trước đến nay với nhiều sự tin tưởng của người dùng. Khi nhận được sản phẩm của chúng tôi các bạn có thể kiểm tra và thanh toán trực tiếp khi nhận được hàng. Nếu hàng bạn nhận không như mong muốn bạn có thể gửi trả lại sản phẩm.

Địa chỉ nhà thuốc: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP HCM.

Số điện thoại: 0793332389.

Giá bán ba kích khô: 450.000đ/kg

Giá ban ba kích tươi: 240.000đ/kg

(Giá bán chưa tính phí vận chuyển hàng)

Một số lưu ý: Các tác dụng sản phẩm của chúng tôi phụ thuộc và thể trạng và cơ địa của bạn.

Nếu các bạn thấy bài viết của chúng tôi hưu ích và tiện lợi, hãy chia sẻ ngay tới mọi người vài mẹo hay cho tủ thuốc nhà của mình nhé. Còn các bạn có những thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại ở phía trên hoặc ghé qua nhà thuốc chúng tôi để có được tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi. 

TIN TỨC LIÊN QUAN