Giờ làm việc :
- 8H đến 17H30 hàng ngày ( chủ nhật 8H đến 12H )
- Gọi điện trước khi đến cửa hàng
Hạt mắc khén là đặc sản gia vị của vùng miền núi cao Tây Bắc. Nhắc đến đến Tây Bắc thì không thể nào thiếu đặc sản thịt trâu gác bếp và hạt mắc khén. Bởi vì 2 thứ đó đi cùng nhau tạo nên một món ăn hoàn hảo. Vậy hạt mắc khén là gì? Công dụng và cách sử dụng của nó như thế nào? Sau đây, hãy cùng caythuocviet.net tìm hiểu kĩ hơn về loại hạt này nhé!
Hạt mắc khén là gì?
Hạt mắc khén là bộ phận của cây mắc khén, có tên khoa học là Zanthoxylum rhetsa họ Rutaceae. Có các tên gọi khác như hoàng mộc hôi, cóc hôi, sẻn hôi. Là một trong những gia vị đặc trưng của người dân Tây Bắc. Nó tạo nên bản sắc riêng cho ẩm thực của những người bản địa nơi đây.
Nhiều người vẫn lầm tưởng mắc khén với hạt tiêu rừng là giống nhau. Trên thực tế 2 loại đó khác nhau hoàn toàn về cả hình dạng lẫn mùi hương.
Xem thêm: Cây nở ngày đất có tác dụng chữa bệnh gút, tiểu đường.
Cây mắc khén
Cây mắc khén là loại cây thân gỗ cao khoảng 8 đến 10m, có cây lâu năm cao từ 12 đến 18m. Vỏ cây gai mọc nhiều, lá kép có lông, hoa màu xám trắng. Cây mắc khén có thời điểm ra hoa vào tầm tháng 6 đến tháng 7 hàng năm. Sau mùa hoa, sẽ tới mùa hạt, cây cho hạt mắc khén được ứng dụng trong ẩm thực khá phổ biến.
Hạt mắc khén và hạt dổi
Hạt mắc khén và hạt dổi là 2 nguyên liệu đặc trưng của vùng miền núi trong ẩm thực Tây Bắc. Giống với mắc khén, hạt dổi cũng dùng để ướp gia vị trong các món ăn. Nó mang lại sự khác biệt của nền ẩm thực dân tộc Thái, Mường.
Xem thêm: Tuyết yến có tác dụng gì?
Mắc khén hạt dổi
Mắc khén hạt dổi là cách gọi tắt thường dùng cho hai loại hạt là hạt mắc khén và hạt dổi. Như đã giới thiệu ở trên, hai loại hạt này rất phổ biến trong giới ẩm thực vùng núi Tây Bắc. Nay cũng đã được dùng khá rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng.
Đặc điểm hạt mắc khén
Sau đây là một số đặc điểm nổi bật của mắc khén cũng như sự phân bố, thu hái và cách sơ chế hiệu quả loại hạt này.
Đặc điểm nổi bật của mắc khén
Hạt mắc khén (thực chất là vỏ quả) có hình cầu, khi chín hạt màu đen óng. Có mùi thơm như vỏ cam nhưng mùi nhẹ không nồng và vị cay. Rất phù hợp để làm món chấm hay ướp gia vị để nướng thịt.
Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của tuyết liên tử
Hạt mắc khén có vị gì?
Mắc khén có vị khá đặc biệt so với những loại hạt khác, với tính vị cay ấm. Khi nếm vào bạn sẽ cảm thấy có chút tê tê ở đầu lưỡi chứ không cay nồng giống như quả ớt. Dùng mắc khén cho các món ăn của bạn một cách phù hợp sẽ khơi gợi cảm hứng ẩm thực vô cùng thú vị đấy.
Phân bố, thu hái mắc khén
Mắc khén phân bố ở các vùng núi phía Bắc như: Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La… Khi thu hái người dân phải dùng cây dài bởi thân cây có gai, hái nguyên chùm rồi gác lên bếp cho khô. Muốn để lâu mà hạt vẫn còn giữ được hương vị như ban đầu thì phải biết sơ chế đúng cách.
Sơ chế hạt mắc khén như thế nào?
Lấy một lượng mắc khén vừa đủ đem rang trên lửa nhỏ. Sau khi rang nóng thì để nguội chừng 30 đến 45 phút. Sau đó giã thành bột, bảo quản ở trong hũ, chai, lọ kín và để trong tủ bếp. Không nhất thiết phải cất trong tủ lạnh.
Lưu ý vì mắc khén có chứa tinh dầu nên khi nóng mà đem đi giã thành bột thì sẽ dính và không thu được bột mịn.
Hoặc có thể dùng máy xay tiêu hoặc xay sinh tố để làm cho công đoạn sơ chế mắc khén trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Thành phần hóa học hạt mắc khén?
Theo một số nghiên cứu khoa học, các thành phần hoạt chất có trong mắc khén gồm có: alkaloid, d-a-phellandren, d-terpinen, b-pinen, 4-caren, d-a-dihydrocarvol, dl-carvotanacetone, 4-terpinol và các chất kháng khuẩn khác. Các thành phần này góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của mắc khén trong các món ăn khiến người dùng khó có thể quên được.
Hạt mắc khén có tác dụng gì?
Mắc khén dùng để làm gia vị ướp các món nướng như thịt gà, sườn, thịt bò, cá hoặc làm nước chấm, chẩm chéo. Ngoài việc là một loại gia vị đặc sản nó còn giúp giảm đầy bụng, khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, giảm ho và trị viêm họng hiệu quả.
Không chỉ dùng làm nguyên liệu trong nấu ăn được mà mắc khén còn có khả năng giảm đau nhức xương khớp bằng cách dùng mắc khén ngâm rượu rồi lấy xoa bóp vào vết thương. Rượu mắc khén có công dụng giảm tụ máu, các vết bầm cũng như giảm đau nhức các xương khớp rất hay nhé cả nhà.
Xem thêm: Cà gai leo chữa đau lưng, nhức mỏi, phong tê thấp
Hạt mắc khén dùng để làm gì?
Sử dụng thì chắc hẳn ai nấu ăn cũng biết sử dụng, nhưng sử dụng phải đúng cách mới góp phần tạo gia vị cho những món ăn thêm phần đặc sắc, hương vị thơm, khẩu vị vừa ăn và đậm đà giúp ăn ngon miệng hơn.
Mắc khén ướp thịt nướng
Dùng mắc khén để làm gia vị ướp thịt nướng, đặc biệt là nướng thịt trâu thì phải nói là ngon hết sẩy nhé cả nhà.
Sau đây là các bước làm món thịt nướng ướp mắc khén đúng chuẩn, mời các bạn tham khảo:
- Lọc hết phần gân và mỡ ở bắp đùi của thịt trâu rồi thái miếng dài chừng 15cm, độ dày chừng 2 đến 3 cm.
- Dùng búa đập thịt đập cho thịt mềm dần. Sau đó tới giai đoạn ướp gia vị bao gồm gừng, mắc khén đã sơ chế, ớt khô, xã, tỏi đã băm nhỏ.
- Ướp tất cả nguyên liệu với thịt để khoảng 2 tiếng đồng hồ trở lên cho gia vị ngấm vào thịt.
- Sau đó, đem thịt gác lên bếp chờ thịt chín từ từ là có thể thưởng thức ngay món thịt trâu gác bếp chuẩn Tây Bắc. Thịt bò, thịt lợn cũng làm tương tự.
Cá nướng mắc khén
Chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
- 1 con cá tươi tầm 0,5 đến 1kg
- 3 thìa mắc khén đã sơ chế và các gia vị như muối, hạt nêm…
- Sả, ớt tươi
- Rau thì là, rau thơm các loại, hành lá
Cách làm cá nướng mắc khén:
- Rửa và làm cá thật sạch, cá có vẩy thì cạo hết vảy, mổ bụng moi hết ruột và các tạp chất màu đen có trong cá. Khứa đường chéo ở 2 mặt của cá để ướp gia vị cho thấm hơn.
- Sau đó, rửa sạch các nguyên liệu còn lại, sả bóc vỏ, ớt lấy hạt rồi băm nhỏ.
- Trộn rau thơm các loại với hạt nêm và muối. Rồi cho hạt mắc khén một lượng vừa đủ trộn đều lên.
- Nhét các hỗn hợp gia vị vào trong bụng cá, không thoa lên bề mặt vì làm thế cá khi nướng sẽ khét.
- Đem cá để lên vĩ nướng với than hừng đỏ, trở đều 2 mặt của cá để vàng đều và bốc mùi thơm. Như vậy là đã hoàn thành món cá nướng hạt mắc khén thơm ngon hấp dẫn rồi.
Gà nướng mắc khén
Chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
- Gà ta hoặc gà nuôi thủ công 1,5kg trở lên
- Rau thơm: mùi tàu, bạc hà
- 2 thìa mật ong
- Gia vị dầu ăn, hạt nêm, mắc khén
- Sả, gừng, chanh, ớt tươi, hành lá
Cách làm món gà nướng mắc khén:
- Gà rửa thật sạch có thể chặt bỏ cổ và chân nếu có người không ăn được. Các loại rau, hành lá rửa sạch. Hành, gừng băm nhỏ.
- Giã nhỏ hành, ớt, sả. Trộn đều các nguyên liệu vừa giã với mắc khén và rau thơm. Cho 2 thìa hạt nêm và 2 thìa mật ong vào trộn đều và đắp lên bề mặt gà và cả trong bụng. Sau khi ướp xong để 2 đến 3 tiếng cho gà ngấm gia vị.
- Nhóm than sao cho than hừng đỏ rồi đặt gà lên nướng. Phải trở liên tục vì bề mặt gà rất dễ khét. Trong lúc nướng và trở qua trở lại có thể thêm ít dầu ăn lên bề mặt gà để đỡ khét.
- Khi gà vàng đều và bốc mùi thơm khuếch thêm miếng mật ong cho gà có thêm màu sắc đẹp và hương vị ngọt, đậm đà.
Cách làm muối mắc khén
Khi ăn các món luộc như rau củ luộc, trứng gà luộc hay đậu hủ luộc, bạn nên làm muối mắc khén để dùng, sẽ rất tốt cho người bị cảm cúm và viêm họng lắm đấy.
Chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
- 2 muỗng nhỏ mắc khén
- 2 muỗng nhỏ hạt tiêu đã xay
- 2 muỗng muối hầm
- 2 muỗng nhỏ đường thốt nốt dạng bột
Cách làm muối mắc khén:
- Rang mắc khén và hạt tiêu (rang riêng), để nguội rồi giã dập.
- Sau đó cho 2 loại hạt đã giã vào chảo nóng cùng muối. Rang đến khi lên mùi thơm và có màu bắt mắt.
- Rang xong, cho vào cối, dùng chày giã mịn rồi cho đường thốt nốt bột vào. Như vậy là đã hoàn thành món chấm là muối mắc khén ngon tuyệt rồi.
Sườn dê áp chảo hương mắc khén
Chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
- 0,5 kg sườn dê
- Ngũ vị hương, ớt bột, muối, hạt nêm
- Hạt mắc khén đã sơ chế
- Nước gừng, nước cốt hành tây và tỏi
Cách làm sườn dê áp chảo hương mắc khén:
- Đập củ gừng nhỏ cho vô nước bóp đều để lấy nước gừng, băm nửa củ hành tây và tỏi rồi cũng cho nước vào lấy cốt.
- Lấy nước gừng và nước hành tỏi vừa thu được ướp với sườn dê từ 15 đến 10 phút.
- Rang hạt ngò, rang khô muối sau đó xay nhỏ với hạt nêm. Sau đó trộn đều với ớt bột và ngũ vị hương và mắc khén.
- Xoa hỗn hợp vừa trộn bên trên lên bề mặt thịt và đem thịt đi áp chảo với chút dầu ăn và một ít bơ.
- Thịt chín tới thì đem bày ra dĩa kèm thêm rau xà lách và khoai tây chiên. Để có thêm thành phần dinh dưỡng và màu sắc món ăn thêm đặc sắc.
Mắc khén dùng pha nước chấm và chẩm chéo
Có rất nhiều cách để làm sử dụng mắc khén làm gia vị chấm. Nhưng tiêu biểu nhất vẫn là sử dụng để làm nước chấm và làm chẩm chéo.
Mắc khén dùng pha nước chấm
Cách pha nước chấm: Cho mắc khén đã sơ chế vào chén nước mắm. Chỉ đơn giản như thế thôi là chấm được tất cả các món ăn.
Mắc khén dùng làm chẩm chéo
Chẩm chéo làm mắc khén là món chấm đặc biệt, biểu hiện nền ẩm thực riêng biệt của người dân Tây Bắc.
Cách làm chẩm chéo như sau: Sử dụng mắc khén, ớt khô, muối rang khô. Sau đó trộn với nhau và giã thành bột mịn. Như vậy là đã hoàn thành món chẩm chéo đặc trưng của dân tộc Thái. Có vị cay nồng và mùi hương hăng mắc nhưng lại dịu như ô mai.
Những ai nên dùng mắc khén?
Mắc khén cũng giống như những loại gia vị bình thường khác, vì vậy tất cả mọi đối tượng đều có thể sử dụng được. Mắc khén có vị khá đặc biệt, rất phù hợp làm gia vị cho các món nướng hoặc dùng làm đồ chấm. Sẽ thật lãng phí nếu như căn bếp của bạn thiếu mất gia vị tuyệt vời này.
Địa chỉ uy tín bán hạt mắc khén ở TP Hồ Chí Minh
Cửa hàng thảo dược thiên nhiên An Quốc Thái chuyên cung cấp hương liệu tự nhiên cùng các sản phẩm thuốc đông y, cây thuốc nam uy tín hàng đầu tại TP Hồ Chí Minh. Hiện tại, chúng tôi đang bán hạt mắc khén trên caythuocviet.net cùng nhiều loại dược diệu khác. Quý khách mua hạt mắc khén xin vui lòng đến trực tiếp địa chỉ cửa hàng. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại theo thông tin bên dưới nhé.
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại liên hệ: 0793332389.
Hạt mắc khén giá bao nhiêu?
Hiện tại, Cây thuốc Việt đang bán hạt mắc khén với giá là 450,000 đồng/kg. Đây là giá tốt cho các nhà nội trợ với sản phẩm chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng và giao hàng nhanh nhé mọi người.