Giờ làm việc :
- 8H đến 17H30 hàng ngày ( chủ nhật 8H đến 12H )
- Gọi điện trước khi đến cửa hàng
Cây sâm cau đỏ được biết đến với vai trò là vị thuốc chuyên chữa trị bệnh về sinh lý ở nam giới. Vị thuốc này được rất nhiều thầy thuốc Đông Y đánh giá rất cao về tính năng chữa bệnh liệt dương. Sâm cau đỏ ngoài tác dụng chữa liệt dương thì còn có tác dụng bổ thận tráng dương, khi ngâm rượu còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại dược liệu này nhé.
Sâm cau đỏ là gì?
Sâm cau có tên gọi là củ tiên mao, cồ nốc lan, ngải cau,… thuộc họ của tỏi voi lùn. Cây có tên trong sách khoa học được gọi là: Curculigo orchioides. Đây là dược liệu quý được sử dụng nhiều cho các vua chúa ngày xưa có tác dụng tráng dương, bồi bổ sinh lực, đặc biệt là điều trị bệnh liệt dương rất hiệu quả.
Khu vực phân bố sâm cau
Loại cây thuốc nam này được tìm thấy đầu tiên tại các quốc gia như: Ấn Độ, Malayxia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam cây được tìm thấy mọc ở trên những đồi núi cao ở khu vực rừng núi Tây Bắc, vì đặc tính của của sâm cau thích nghi với khi hậu mát mẻ nên một số nơi ở đồi núi Lang Biang và những nơi núi cao ở Đà Lạt, Lâm Đồng đều có.
Sâm cau có bao nhiêu loại?
Theo cuốn sách “Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam” ghi chép thì cây sâm cau được chia làm thành 3 loại và mỗi loại đều có tác dụng riêng.
Sâm cau đỏ: Được biết đến là cây bồng bồng, loại cây này rất dễ nhận biết bằng mắt thường bởi vì vỏ cây có màu đỏ đậm và thường mọc thành chùm. Sâm cau đỏ đỏ có tác dụng chữa trị các bệnh về suy nhược thần kinh, phong thấp, điều trị các bệnh về sinh lý,…
Sâm cau đen: Đây là loại sâm được sử dụng rất phổ biến vì mọc rất nhiều. Loại cây thảo dược này thường mọc riêng lẻ không như sâm cau đỏ. Chúng được thu hoạch khi cây đã đủ hoặc hơn 3 – 4 năm tuổi. Củ có màu đen và còn có mùi ngái, thơm nhẹ có tác dụng trị bệnh phong thấp, chữa cương dương, bổ sung khí huyết,…
Sâm cau trắng: Đây được xem là loại tiên dược hiếm vì loại dược liệu này mọc rất ít. Theo nghiên cứu của các thầy thuốc dân gian thì loại dược liệu hiếm này có tác dụng làm điều hoà thân thể, tán ứ, ôn trung, tăng cương chức năng sinh lý ở nam giới.
Đặc điểm, hình ảnh nhận biết sâm cau
Cây ngải cau là loại cây thân thảo có thể sống lâu năm, cây có chiều cao trung bình khoảng từ 35 – 50 cm. Lá của cây nhọn và dài như mũi lá cau, về phiến lá thì thon dài và hẹp. Rễ cây có dạng hình trụ và củ của cây sâm có thể to bằng ngón cái của tay người lớn. Hoa của sâm câu thường mọc thành cụm, mỗi cụm thường 3 – 6 hoa màu vàng tươi. Hoa thường hay nở vào những tháng hè tầm tháng 6 – 8 hằng năm.
Cách thu hái, chế biến sâm cau
Vì đây là cây sống lâu năm nên người nông dân có thể thu hái quoanh năm để làm thành thuốc, người dân thường thu thái vào thời điểm giữa tháng 9 vì khi đó là thời điểm tốt nhất của của cây. Sau khi thu hái thì sẽ được đem thi rửa sạch bụi bẩn đất cát bám trên bề mặt, tiếp theo là đem thi thái nhỏ ra thành từng khúc hoặc sây phơi khô. Để sử dụng lâu dài thì bỏ vào túi nilon bảo quản và sử dụng từ từ.
Thành phần dược liệu sâm cau
Theo các nghiên cứu khoa học về thành phần bên trong của cây sâm cau có chứa các hoạt chất rất tốt cho sức khỏe con người như: Saponin, Phytosterol, Phenolic, Glycoside Ligan,… các hoạt chất ấy có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, bồi sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Công dụng của sâm cau đỏ
Thảo dược sâm cau đỏ có rất nhiều tác dụng, Caythuocviet.net sẽ giới thiệu đến với quý vị và các bạn các tác dụng mà dược liệu này đem lại.
- Công dụng bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt
- Công dụng tăng cường sinh lý nam, kích thích hoocmon nam giới.
- Công dụng điều trị tay chân lạnh buốt.
- Công dụng điều trị xuất tinh sớm, thận hư.
- Công dụng giúp kháng viêm, lưu thông khí huyết,…
Xem thêm: Cây mã đề có tác dụng chữa bệnh gì? Mua ở đâu TP HCM uy tín nhất?
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ
Các cách ngâm rượu hay dùng đó là sử dụng củ tươi hoặc củ khô. Cả hai cách này thì rất dễ thực hiện qua các công đoạn. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dân chi tiết cho các bạn cách ngâm rượu với các nguyên liệu sau.
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ tươi
Chuẩn bị các thành phần nguyên liệu: sâm cau đỏ tươi 1-2kg, rượu trắng 3 lít,
Cách thực hiện: đổ các nguyên liệu chuẩn bị vào bình ngâm rượu bằng sứ hoặc thuỷ tinh. Sau đó buộc kín lại và để ở những nơi thoáng mát tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngâm trong vòng 3 – 4 tuần thì có thể lấy ra sử dụng. Mỗi ngày sử dụng 1 lần mỗi lần có thể dùng 2-3 ly nhỏ trước hoặc sau khi ăn.
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ khô
Chuẩn bị các thành phần nguyên liệu như sau: Sâm cau đỏ thái lát mỏng hoặc sao vàng 1-2 kg, mật ong rừng 250-300ml, rượu trắng 2-4 lít. Ngoài ra ta có thể kết hợp với một số thảo dược khác như: Ba kích, Dâm dương hoắc mỗi loại khoảng 0,5-1kg.
Cách thực hiện: cho các nguyên liệu trên vào bình sứ hoặc thuỷ tinh bọc kín tránh gió vào và để ở nơi có nhiệt độ ổn định. Ngâm trong vòng 1 tháng có thể lấy ra sử dụng.
Tác dụng của sâm cau đỏ
Tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch từ cây sâm cau đỏ
Ngoài khả năng tuyệt vời mà cây thảo dược này mang lại cho việc điều trị sinh lý thì còn có khả năng tăng cường sức đề kháng bên trong cơ thể, kích thích các tế bào bạch cầu giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, kháng viêm từ các vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Tác dụng trong việc điều trị chứng loãng xương từ sâm cau đỏ
Do chất Phenolic có bên trong thành phần dược liệu có tác dụng làm tăng cường can-xi giúp xương chắc khoẻ và tránh bị loãng xương. Điều này được các y bác sĩ đánh giá rất cao khả năng và hiệu quả từ loại cây này mang lại cho sức khoẻ con người.
Xem thêm: Râu bắp (râu ngô) có tác dụng trị bệnh gì? Ở đâu bán uy tín?
Tác dụng tăng cương sinh lý ở nam giới và nữ giới từ cây sâm cau đỏ
Theo các cuộc khảo sát khoa học thì những người sử dụng củ tiên mao này có thời gian quan hệ lâu hơn với những người không sử dụng. Vì thế cho nên việc sử dụng dược liệu này rất có tác dụng hữu ích đối với những người bị chứng yếu sinh lý, liệt dương, xuất tính sớm,…
Một số bài thuốc hay từ sâm cau đỏ
Dưới đây là một số bài thuốc được tổng hợp từ các thầy thuốc có tiếng trong Y học cổ truyền cho đến nay vẫn còn hiệu nghiệm.
Bài thuốc từ sâm câu đỏ điều trị liệt dương
Sử dụng: 10-15g cây sâm cau đỏ khô đem nấu với ngưu tất 10g, ngũ gia bì 10g , sâm bố chính15g , cam thảo 20g. Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống trong ngày, sử dụng liên tục kiên trì trong khoảng 1-2 đầu để đạt hiệu quả cao.
Bài thuốc chữa phong thấp từ sâm cau đỏ
Thái lát mỏng 50-100g sâm cau rồi đem đi sao vàng sau đó đem đi ngâm với 2-3 lít rượu trắng. Sau 7-14 ngày thì có thể sử dụng được, mỗi lần sử dụng vào trước mỗi bữa ăn chính để mang lại tác dụng và hiệu quả cao.
Bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết từ cây sâm cau
Chuẩn bị: 50g sâm cau đỏ khô cùng với các nguyên liệu khác như: nhọ nồi, quả dành dành. Đem các hỗn hợp nguyên liệu trên sắc lấy nước uống và sử dụng trong 1 tháng, cách này điều trị bệnh sốt xuất huyết rất hiệu quả.
Nên mua sâm cau đỏ ở đâu?
Hiện nay, Cây thuốc Việt có cung cấp sản phẩm Sâm Cau Đỏ (tươi, khô). Các sản phẩm của chúng tôi đều được chọn lọc kỹ lưỡng, vì nhà thuốc của chúng tôi là địa chỉ cung cấp các sản phẩm uy tín trên toàn quốc. Các sản phẩm đều có xuất xứ 100% từ thiên nhiên và không chứa chất bảo quản. Các bạn có thể hoàn toàn tin tưởng sử dụng vì chúng tôi đặt uy tín lên hàng đầu.
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại liên hệ: 0793332389.
Website: https://caythuocviet.net/
Sâm cau đỏ bán giá bao nhiêu 1 ký?
Giá bán sâm cau đỏ tại nhà thuốc: 250.000đ/kg
Chúng tôi có hỗ trợ vận chuyển sản phẩm đến với những quý vị ở xa. Các bạn có thể kiểm tra hàng sản phẩm trước khi thanh toán, nếu sản phẩm không đạt chuẩn thì có thể gửi trả lại sản phẩm cho chúng tôi.
Một số lưu ý khi sử dụng
Mặc dù là một loại thảo dược tốt cho sức khoẻ nhưng chúng ta cũng không nên lạm dụng quá nhiều và sẽ gây ra phản tác dụng. Nên lưu ý mốt số điều sau đây:
- Sử dụng điều độ, phù hợp, không lạm dụng sẽ gây ra kiệt sức, mệt mỏi khắp người.
- Thảo dược này có đặc tính nóng nên những người mắc bệnh về gan nên hạn chế sử dụng.