Trẻ biếng ăn do bị ép nhiều

Giờ làm việc :

  • 8H đến 17H30 hàng ngày ( chủ nhật 8H đến 12H )
  • Gọi điện trước khi đến cửa hàng

Việc con chán ăn và không có hứng thú trước những bữa ăn ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng có thể là một thách thức cho các bậc cha mẹ.

Vậy đâu là nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị cho trẻ biếng ăn? Bố mẹ hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Biếng ăn ở trẻ là gì?

Biếng ăn ở trẻ (còn được gọi là biếng ăn đói) là tình trạng mà trẻ em không muốn ăn hoặc giảm lượng ăn so với mức cần thiết. Đây là một vấn đề phổ biến trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Các biểu hiện cụ thể của biếng ăn có thể bao gồm:

  1. Phản kháng ăn: Trẻ em biếng ăn thường thể hiện sự phản đối, phản kháng hoặc không muốn ăn khi đến lúc bữa ăn.
  2. Thời gian ăn kéo dài: Thời gian mỗi bữa ăn có thể kéo dài lâu hơn so với trẻ em khác cùng độ tuổi.
  3. Từ chối loại thực phẩm: Trẻ có thể từ chối một số loại thực phẩm cụ thể hoặc thậm chí tất cả các loại thức ăn.

Biếng ăn có thể gây lo lắng cho bố mẹ, đặc biệt khi dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu trẻ phát triển bình thường, có đủ năng lượng và không có bất kỳ dấu hiệu nào về vấn đề sức khoẻ, thì có thể không cần phải quá lo lắng.

Trẻ biếng ăn do tiêu hoá kém
Trẻ biếng ăn do tiêu hoá kém

Nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì?

Liên quan đến vấn đề này, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất chính là “Vì sao trẻ biếng ăn?”

Nhiều nghiên cứu dự đoán hiện tượng bé biếng ăn xảy ra do sự thay đổi trong nhu cầu tâm sinh lý của trẻ và xung đột giữa bố mẹ bé. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bé biếng ăn:

  • Đầu tiên, trong quá trình khôn lớn của bé, con dần hình thành tính tự chủ. Con bắt đầu muốn tự lựa chọn thực đơn ăn uống cho riêng mình, dẫn đến hiện tượng phản kháng không ăn để thu hút sự chú ý của bố mẹ trước những mong muốn của con.
  • Tiếp theo phải kể đến yếu tố tâm lý của trẻ cũng như của người chăm sóc. Đặc biệt, hiện tượng trầm cảm hay mất cân bằng trong chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể tác động mạnh đến con nhỏ. Trẻ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực thường chán nản, không còn hứng thú với ăn uống. Bên cạnh đó những em bé được sinh ra trong môi trường gia đình bất hòa hay chế độ dinh dưỡng chưa được tối ưu cũng dễ dẫn đến hiện tượng bé biếng ăn. Cùng với đó là những áp lực con gặp phải trong quá trình ăn uống như: bố mẹ quát mắng, dùng đòn roi ép con ăn những đồ ăn con không thích hoặc bắt con ăn lượng thức ăn quá lớn so với độ tuổi của con.
  • Bên cạnh đó là chứng biếng ăn sinh lý khi con đang trong những giai đoạn phát triển kỹ năng: trườn, bò, ngồi, đi đứng, hay tập nói…
  • Bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn. Những bệnh ảnh hưởng đến khả năng, ham muốn ăn uống của bé phải kể đến các bệnh liên quan đến miệng (chảy máu miệng, phá nhiệt, mọc răng, ..), bệnh đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, ho cúm..) hay các bệnh đường tiêu hóa (đầy hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày..)
  • Biếng ăn ở trẻ cũng có thể xảy ra do nếp sinh hoạt, ăn uống chưa phù hợp. Việc cho con ăn quá nhiều bữa, quá nhàm chán cũng dần khiến con mất vị giác, ăn không ngon miệng dẫn đến biếng ăn lâu dài. Đối với nguyên nhân này, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý về thói quen cho con ăn thụ động. Hiện nay, nhiều bố mẹ muốn con ăn nhiều, ăn nhanh hơn nên tìm đến sự trợ giúp đắc lực của các đồ vật tiêu khiển như TV, điện thoại, đồ chơi, sách báo..Tuy nhiên chính điều này lại khiến con hình thành thói quen ăn uống thụ động, con nuốt theo phản xạ chứ không phải do con thực sự muốn ăn, thèm ăn. Điều này về lâu dài ảnh hưởng rất xấu đến hệ tiêu hóa của con.

Xem thêm nguyên nhân trẻ biếng ăn tại Fitobimbi

Tình trạng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi? Mách mẹ cách trị biếng ăn ở trẻ nhỏ hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn

Chứng biếng ăn ở trẻ nếu không được quan sát và phát hiện kịp thời dễ hình thành thói quen ăn uống kém sau này, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất và trí não của con nhỏ. Do đó, bố mẹ cần dành nhiều thời gian theo dõi con, nếu con có những biểu hiện dưới đây thì bố mẹ cần có những cách giải quyết phù hợp.

  • Liên tục từ chối đồ ăn trong vòng 1 tháng
  • Ngậm đồ ăn trong miệng lâu, không chịu nhai hay nuốt
  • Ném đồ ăn, la hét
  • Ăn được vài miếng rồi thôi
  • Bữa ăn kéo dài quá lâu
  • Không tăng cân, thậm chí còn giảm cân
  • Suy dinh dưỡng
  • Thường xuyên bị phân tán bởi các tác nhân như trò chơi, người nói chuyện… trong giờ ăn.

Cùng với đó, một số trẻ hình thành phản ứng thái quá với một số nhóm thức ăn nhất định bên cạnh chứng biếng ăn. Trong trường hợp này, một số bé chỉ ăn duy nhất một món ăn, rồi từ chối ăn tất cả các món ăn khác. Dần dần, hiện tượng này dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, giảm đề kháng, giảm khả năng phát triển thể chất và tinh thần của bé.

Trẻ biếng ăn do bị ép nhiều
Trẻ biếng ăn do bị ép nhiều

Xem: 

Sau khi quan hệ uống thuốc cao ích mẫu có tác dụng gì không?

Uống sâm ngâm mật ong vào lúc nào trong ngày đạt hiệu quả cao?

Hậu quả khi trẻ biếng ăn thời gian dài?

Trẻ biếng ăn có thể dẫn đến các  biểu hiện hao hụt thể chất dễ nhận thấy bao gồm: táo bón, chóng mặt, ngất xỉu,  đau bụng, lưu thông kém, các cơ quan hoạt động kém, da vàng, xỉn màu.

Về lâu dài, hiện tượng biếng ăn ở trẻ dễ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường.

Suy giảm chức năng não bộ

Bên cạnh yếu tố gen, môi trường học tập, chế độ dinh dưỡng ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự hình thành, phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Do đó nếu bé lười ăn, hệ thần kinh không hoạt động tốt, dễ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, khả năng học tập kém..

Ảnh hưởng tâm sinh lý của trẻ

Những em bé thuộc nhóm biếng ăn lâu ngày thường gặp nhiều vấn đề liên quan đến tâm sinh lý như: con thường có xu hướng sống thụ động, thu mình, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh..

Suy giảm thể chất, hệ miễn dịch

Tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ nhỏ đồng nghĩa với việc thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của con. Những em bé biếng ăn lâu ngày có thể bị loãng xương do thiếu canxi, thiếu máu do thiếu sắt, tê phù chân tay do thiếu vitamin B1… Đặc biệt, hệ tim mạch không được cung cấp đủ chất để hoạt động thường dẫn đến hiện tượng máu kém lưu thông, khả năng bơm và lọc máu hạn chế.

Hệ miễn dịch non yếu của con khi không được cung cấp đầy đủ chất thường dễ bị suy yếu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi rút gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Trường hợp đặc biệt khiến bé bị biếng ăn

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trẻ biếng ăn có thể do yếu tố di truyền trong gia đình. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một vài cặp gen có liên quan đến chứng biếng ăn ở trẻ. Những bà mẹ có dấu hiệu biếng ăn khi còn nhỏ dễ sinh ra những bé biếng ăn.

Tuy nhiên không phải bà mẹ biếng ăn nào cũng sinh ra những em bé biếng ăn. Nếu bố mẹ thuộc nhóm này thì cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để có được câu trả lời, hướng đi đúng đắn nhất cho con.

Cách trị trẻ biếng ăn mẹ cần biết

Phát hiện kịp thời tình trạng trẻ biếng ăn để có phương pháp điều trị trẻ biếng ăn phù hợp là điều tối quan trọng với các bậc phụ huynh.

Trước hết, bố mẹ cần đảm bảo chắc chắn rằng thực đơn của con có những yếu tố sau:

  • Cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất, tăng trưởng và phát triển thường ngày của con
  • Thực đơn đúng với độ tuổi và nhu cầu phát triển
  • Thực đơn có chứa đa dạng các loại thức ăn, nhiều màu sắc thu hút con
  • Thực đơn không có chứa những chất gây hại cho sức khỏe của con: thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, bánh kẹo, nước ngọt có ga…
  • Thực đơn giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn thức ăn chế biến sẵn và các nhóm thực phẩm bổ sung chức năng.

Trong quá trình trị trẻ biếng ăn bố mẹ có thể kết hợp sử dụng siro ăn ngon cho bé, và cũng cần theo dõi sát sao những chỉ số cân nặng cùng những vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hay táo bón ở trẻ.

Dưới đây là một số mẹo vô cùng hữu ích giúp trị biếng ăn ở trẻ:

Giải quyết triệt để những nguyên nhân do bệnh

Mỗi khi bắt tay vào trị chứng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ cần xác định rõ liệu con có thuộc trường hợp biếng ăn do bệnh lý hay không? Nếu phải, hãy nhanh chóng tìm kiếm lời khuyên và hướng giải quyết của bác sĩ có chuyên môn, tránh để tình trạng biếng ăn kéo dài quá lâu.

Hãy để cho con biết cảm nhận “cái đói”. Giãn cách các bữa ăn phù hợp với từng giai đoạn, độ tuổi của con. Tránh không cho con ăn đồ ăn vặt liên tục

Không ít bố mẹ hiện nay cho con ăn nhiều, không muốn nói là rất nhiều bữa trong ngày để bù lại những bữa con ăn ít hoặc không ăn. Tuy nhiên quy luật ăn bù này lại đem đến tác dụng ngược khiến tình trạng biếng ăn của trẻ càng ngày càng nghiêm trọng.

Trẻ được cho ăn liên tục, đặc biệt là các thức ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt lúc nào cũng cảm thấy ngang bụng, nên không muốn ăn, không có hứng thú với thức ăn trong bữa ăn. Do đó, bố mẹ nên giãn cách các bữa ăn cho phù hợp với con, thông thường từ 4-5 tiếng với trẻ trên 6 tháng.

Cho con ăn từng ít một. Kiên trì giới thiệu các món ăn cho con

Cũng giống như người lớn chúng ta, con có thể không thích một số loại thức ăn nhất định. Bởi vậy, mới đầu giới thiệu các món ăn, bố mẹ nên kiên nhẫn cho con ăn từng chút một, có thể thay đổi cách chế biến hay bày trí bắt mắt để kích thích vị giác của con. Khi con chịu ăn và chịu nuốt đồ ăn, bố mẹ nhớ hãy dành cho con lời khen “Con thật giỏi” nhé!

Bữa ăn của con không nên kéo dài quá 30 phút, kể cả khi con chưa ăn đủ no

Đôi lúc bố mẹ cần áp dụng kỷ luật thép trong quá trình ăn uống của con. Nếu con phản kháng không chịu ăn, nghịch đồ ăn, hay vùng vằng ném đồ ăn hoặc lật đổ khay đựng đồ ăn thì bố mẹ mời con ra khỏi bàn ăn.

Nếu con không ăn thì bố mẹ mời đến lần thứ 3 rồi cho con ngừng ăn hẳn, chờ đến bữa sau. Đặc biệt trong thời gian sau đó, bố mẹ tuyệt đối không cho con ăn bù các món khác.

Khuyến khích con ngồi ăn nghiêm túc cùng với bố mẹ trong các bữa ăn gia đình

Con trẻ luôn muốn bắt chước y hệt những gì bố mẹ làm, do đó bố mẹ hãy để con được tham gia bữa cơm cùng cả nhà. Bố mẹ hãy làm một tấm gương tốt cho con noi theo bằng cách ăn đa dạng các loại thức ăn với vẻ mặt vui vẻ, hào hứng.

Khuyến khích con tự ăn hoặc cùng vào bếp với mẹ

Đây là một cách trị trẻ biếng ăn vô cùng hữu hiệu mà bố mẹ có thể thử, nhất là trong giai đoạn con muốn khẳng định cái tôi của bản thân.

Bố mẹ có thể mời con tham gia vào quá trình chuẩn bị, chế biến đồ ăn. Việc này sẽ khiến bé cảm thấy trân trọng những món ăn hơn, thỏa mãn hơn trong các bữa ăn do được tận hưởng thành quả lao động của chính mình.

Nếu được, bố mẹ có thể dành cho con một khoảng không để thỏa sức khám phá đồ ăn bằng tất cả giác quan của mình: cầm nắm để cảm nhận kết cấu, độ mềm của thức ăn, cho đồ ăn lên mũi để ngửi mùi vị thơm ngon của đồ ăn, hay cầm đồ ăn lên để ngắm nghía rồi mới ăn.

Có thể cách làm này hơi bừa bộn một chút nhưng chắc chắn em bé của bố mẹ sẽ có những trải nghiệm ăn uống thật đáng nhớ! Sau giờ ăn, bố mẹ có thể chơi các trò chơi như đố vui, trò chơi nấu ăn, chế biến các loại thức ăn cùng con để khơi gợi trong con sự thích thú, niềm yêu thích với đồ ăn.

Không sử dụng bất kì vật phân tán sự tập trung của con như TV, điện thoại, sách vở, đồ chơi.. khi con đang ăn

Đây là một trong những điều cấm kị tuyệt đối trong quá trình ăn uống của con. Bố mẹ hãy để việc ăn uống của con diễn ra theo cách của con, bởi con muốn được ăn, chứ không phải con ăn thụ động trong khi xem TV, điện thoại, đồ chơi..

Không khuyến khích con ăn bằng phần thưởng, quà cáp

Bố mẹ hãy để cho con biết ăn là nhu cầu bình thường của tất cả mọi người chứ không phải là trách nhiệm, nghĩa vụ gì cả. Bố mẹ hãy dành cho con những lời khen như “Hôm nay con ăn ngoan quá, bé của bố mẹ giỏi quá” thay vì những phần thưởng: chiếc váy, cái bút hay khối xếp hình…Đơn giản vì bố mẹ không thể ngày nào cũng mua cho con 3 món quà/ ngày được.

Không bắt ép con ăn

Đừng bao giờ so sánh và áp đặt lượng ăn của người trưởng thành vào em bé của bạn. Hãy tôn trọng nhu cầu và lượng ăn của con để con luôn cảm thấy thoải mái nhất trong các bữa ăn. Bố mẹ cần tránh sử dụng đòn roi, la mắng trẻ trong quá trình ăn uống, tránh tình trạng biếng ăn tâm lý xảy ra.

Trẻ biếng ăn là hiện tượng không một bố mẹ nào mong muốn cả. Tình trạng này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thường để lại những hậu quả không tốt về sau.

Hy vọng thông qua bài viết này, bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về chứng biếng ăn ở trẻ: nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất trị biếng ăn ở trẻ.

Nguồn: https://caythuocviet.net/

TIN TỨC LIÊN QUAN